Thuật ngữ trong ngành SEO nhất định bạn phải biết

CẢNH BÁO: bài viết rất dài và được update liên tục. Hãy lưu lại để nghiên cứu dần dần để tránh bỏ lỡ thông tin hữu ích.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

SEO là gì?

SEO (Search Engine Optimization) là tập hợp các công việc giúp chúng ta có được traffic miễn phí từ các bộ máy tìm kiếm.

SEM là gì?

  • Search Engine: là công cụ tìm kiếm.
  • Search Engine Marketing: Các hoạt động marketing trên công cụ tìm kiếm. Ví dụ: SEO, PPC.
  • PPC (pay-per-click): là traffic có được từ hoạt động SEO hoặc mua quảng cáo từ nền tảng (Google, Cốc Cốc, …).

Spider

Hay còn được gọi là những cái tên khác như “Bot“, “Crawler

Là công cụ giúp bộ máy tìm kiếm (ví dụ: Google) thu thập dữ liệu trên trang web. Spider thông qua các đường link (backlink, internallink) và sitemap để di chuyển và thu thập dữ liệu trên internet. Spider hoạt động 24/7.

Dữ liệu được thu thập là văn bản, hình ảnh, video, …

Index

Sau khi Spider thu thập dữ liệu, dữ liệu sẽ được phân loại và index (lập chỉ mục) trong kho dữ liệu của bộ máy tìm kiếm, để sau này có người dùng tìm kiếm về chủ đề nào đó, bộ máy tìm kiếm sẽ vào cơ sở dữ liệu để lấy ra và trả kết quả cho người dùng.

SERP là gì

SERP (Search Engine Results Page): là trang trả kết quả tìm kiếm của Google cho người dùng khi tìm kiếm một từ khóa bất kỳ.

Seedsite

Là trang web “hạt giống” trong ngành. Hiểu đơn giản là website uy tín, được Google đánh giá cao về chất lượng nội dung và thường được xếp ở thức hạng cao trong SERPs.

Ví dụ: Khi bạn tìm kiếm các từ khóa liên quan đến triệu chứng, bênh tật, dinh dưỡng thì thường các trang như Vinmec, Alobacsi, … sẽ đứng TOP đầu.

Onpage SEO

Là mọi thứ bạn có thể làm trên website của mình để lên TOP Google: từ khóa, tiêu đề, mô tả, alt text, schema, tối ưu liên kết, …

Keywords SEO

Bộ từ khóa bạn cần SEO lên TOP Google

Keyword volume: Là lượng tìm kiếm của một thị trường trong một khoảng thời gian nào đó.

Long-tail keywords: Là từ khóa dài (4 từ trở lên), lượng search thấp, ý định tìm kiếm rõ ràng. Ví dụ: Dịch vụ SEO tại Vĩnh Phúc giá rẻ

Short-tail keywords: Là từ khóa ngắn (dưới 3 từ), lượng search cao, ý định chưa rõ ràng. Ví dụ: Dịch vụ SEO

Intent keywords: Ý định tìm kiếm của người dùng. Ví dụ: ý định mua hàng, tìm hiểu thông tin, so sánh, … Ví dụ: Công ty chạy quảng cáo Google uy tín tại Vĩnh Phúc

Tittle

Là tiêu đề, chứa từ khóa chính, dài khoảng 60 ký tự, mô tả về sản phẩm/dịch vụ/chủ đề trong bài.

Meta Description

Làm rõ tiêu đề, chứa từ khóa phụ bổ trợ cho từ khóa chính, dài khoảng 140 ký tự. Giúp người dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm/dịch vụ/nội dung có trong bài viết.

E-A-T

Yếu tố đánh giá, xếp hạng nội dung của Google

  • E (Expertise): Là yếu tố kinh nghiệm, chuyên môn, hàm lượng chất xám có trong nội dung. Nội dung của bạn có hữu ích, giá trị với người dùng không?
  • A (Authoritativeness): Là yếu tố uy tín của người viết nội dung đó (tác giả). Tác giả của bài viết có được chứng thực không? có ai nhắc đến trên internet không? Có chứng chỉ hoặc được các tổ chức/website uy tín công nhận không? …
  • T (Trustworthiness): Uy tín của trang web. Có được người dùng chia sẻ, website khác dẫn nguồn không? Tỷ lệ người dùng quay trở lại website đọc bài?

Links

Là liên kết, giúp người dùng và bot có thể “di chuyển” và thu thập dữ liệu tốt hơn. Links có các loại như:

  • Internal links: là liên kết nội bộ trong trang web.
  • Outbound links (External links): là liên kết từ website của bạn ra website của người khác.
  • Inbound links (Back links): liên kết trỏ ngược từ website của người khác đến website của bạn.

Anchor text

Là phần văn bản “hiển thị/nằm trên” link.

Sitemaps

Là bản đồ của website (giống như bản đồ của thành phố hoặc một quốc gia). Bản đồ này giúp bot hiểu “đường đi, nước bước” trên website của bạn, từ đó thu thập dữ liệu hiệu quả hơn.

Robot.txt

Là một file cài đặt trên thư mục gốc của website dạng domain/robot.txt quy định (hướng dẫn) bot phần nào được thu thập dữ liệu, phần nào không.

Schema

Là hoạt động khai báo cấu trúc dữ liệu website của bạn với Google. Nhằm giúp Google hiểu rõ hơn về chủ đề của website bạn.

Các loại Schema phổ biến như:

  • Tác phẩm sáng tạo: Sách, tạp chí, tác phẩm âm nhạc, MV, phim, …
  • Sự kiện: Ra mắt, mở khóa học, …
  • Tổ chức
  • Cá nhân: Tác giả
  • Địa điểm, Doanh nghiệp địa phương, Nhà hàng …
  • Sản phẩm, Ưu đãi
  • Đánh giá

Bạn có thể dùng plugin ngay trên web hoặc phần mềm bên ngoài để khai báo Schema cho website.

Offpage SEO:

Là tất cả những hoạt động ở bên ngoài trang web của bạn, thúc đẩy thứ hạng SEO: Xây dựng liên kế, Entity, Local SEO, các hoạt động PR…

Guest Post

Là bài viết của bạn trên một website khác có trỏ backlink về website của bạn.

Trên thực tế bạn có thể bỏ tiền ra mua guest post cùng ngành nghề, chủ đề để có được nguồn backlink chất lượng.

PBN

Private Blog Network là các website do bạn xây dựng hoặc khôi phục từ những website hết hạn. Sau đó xây dựng và phát triển như một website vệ tinh và điều link, traffic về website cần SEO.

Textlink

Là hoạt động đặt backlink trên một trang web khác (ví dụ Textlink báo) ở widget/chân trang chỉ gồm: Anchor text + Link SEO.

Traffic User

Là traffic của người dùng vào website của bạn. Yếu tố này ảnh hưởng đến chữ T trong nguyên tắc chất lượng E-A-T, nên nhiều bạn SEO đã khai thác mua/bán tín hiệu này để quá trình SEO nhanh lên TOP hơn.

Chỉ số DA, PA

2 chỉ số được dân SEO nhắc đến thường xuyên, và khả năng bạn đã biết tới. DA, PA là 2 chỉ số được SEOMoz đưa ra.

Cả 2 chỉ số đều có thang điểm tối đa là 100, điểm càng cao thì càng tốt cho SEO.

  • DA (Domain Authority): Tính thẩm quyền của tên miền.
  • PA (Page Authority): Tính thẩm quyền cho trang.

Để tăng DA, PA bạn cần phải có nội dung chất lượng, tối ưu liên kết nội bộ chặt chẽ, chặn các liên kết xấu trỏ đến website/page, tăng cường các backlink từ website mạnh cùng chủ đề, ngành nghề.

Entity

Là xây dựng thực thể doanh nghiệp trên mạng internet. Làm cho Google có thể hiểu rõ hơn về doanh nghiệp; ngành nghề, lĩnh vực hoạt động cũng như quy mô doanh nghiệp. Từ đó Google có thể đánh giá và xếp hạng chính xác hơn.

Có 2 loại Entity phổ biến:

  • Social Entity: Xử dụng các trang mạng xã hội phổ biến để xây dựng thực thể, thương hiệu. Ví dụ: Facebook, Twitter, LinkedIn, YouTube, Tiktok, …
  • Google Entity: Xử dụng các sản phẩm của Google để xây dựng thực thể, thương hiệu doanh nghiệp. Ví dụ: Google doc, sheet, maps, Google site, Google podcast, …

Signal

Tín hiệu, những tín hiệu giúp Google đánh giá tốt về website/page cần SEO.

Tín hiệu ở đây có thể là:

  • Content
  • Links
  • User

CTR (click-through rates)

Là tỷ lệ click trên hiển thị, đơn vị tính là %. Ví dụ bạn có 100 lượt hiển thị và 10 lượt click >> CTR là 10%.

Organic Traffic

Traffic tự nhiên, đến từ công cụ tìm kiếm.

Conversions

Là chuyển đổi khi khách hàng tiềm năng vào website và hoàn tất một mục tiêu cụ thể. Ví dụ: mua hàng, điền form thông tin, click vào nút gọi, chat với chuyên viên….

Google Annalytics

Là công cụ của Google giúp bạn có thể nắm được các nguồn Traffic đến website của bạn từ đâu? thiết bị nào? độ tuổi, giới tính? Hành vi của khách hàng trên website là gì? Theo dõi chuyển đổi? .. và rất nhiều tác dụng khác.

Google Search Console

Là công cụ Google xây dựng riêng để bạn có thể quản trị web tốt hơn.

Công cụ này giúp bạn biết được tình trạng “sức khỏe” website của bạn.

  • Bạn lên TOP từ khóa nào?
  • Từ khóa xếp hạng nào? mang về bao nhiêu traffic?
  • Trang nào mang về nhiều traffic nhất?
  • Liên kết nội bộ
  • Backlink trỏ đến trang của bạn?
  • Bạn có bị cảnh báo (bảo mật, Google phạt)?

Google Business Profile (GMB)

Là “Fanpage” doanh nghiệp của bạn trên Google. Bạn có thể hiểu rõ hơn trong bài viết này: Tăng trưởng khách hàng và doanh số với Google Business Profile theo phương pháp của Hoàng Đông BM

NAP

Các yếu tố giúp Google hiểu rõ hơn về doanh nghiệp của bạn, nhất là trong hoạt động SEO Local. Nó bao gồm các yếu tố: Tên (name), Địa chỉ (Address), Số điện thoại (Phone).

3 yếu tố này khi xuất hiện phải đồng nhất với NAP trên trang GMB và các trang khác trong quá trình xây dựng thực thể doanh nghiệp (Entity).

Geotagging

Là một kỹ thuật đánh dấu ảnh theo địa điểm the GMB. Nhằm xác định được tài sản (ảnh) thuộc chủ quyền của bạn trên internet, bạn có thể dùng nó như là một kỹ thuật SEO địa điểm.

Thuật toán lõi của Google bạn nên biết

PageRank

Thuật toán ra đời năm 1998 để đánh giá và xếp hạng website dựa trên Links (Internal links & Back links).

Caffeine

Thuật toán Caffeine ra đời năm 2010, cập nhật cách Google thu thập và lập chỉ mục dữ liệu từ các trang web.

Google Pigeon

Thuật toán Google Pigeon ra mắt vào 2014, cải thiện các kết quả tìm kiếm địa phương (Local SEO)

Google Panda

Ra mắt năm 2011, thuật toán Google Panda xử lý các lỗi liên quan đến nội dung trang web. Đánh mạnh vào yếu tố “xào xáo” nội dung, nhồi nhét từ khóa, nội dung mỏng kém chất lượng, …

Google Penguin

Được ra đời năm 2012, Google Penguin ra đời để xử lý các trang web có dấu hiệu mua bán, trao đổi liên kế; spam links quá mức; nhồi nhét từ khóa trong quá trình link buidling,…

Google Pirate

Được ra đời cùng năm với thuật toán Penguin, xử lý các vấn đề liên quan đến tác quyền, ăn cắp nội dung trên internet.

Google HummingBird

Ra đời năm 2013, là thuật toán giúp Google hiểu ý định người dùng, trả kết quả tìm kiếm phù hợp với từng ý định đó.

Mobile Friendly

Ra mắt năm 2015, khi thiết bị di động ngày càng phổ biến. Google muốn các website thân thiện với di động, để người dùng có những trải nghiệm tốt trên thiết bị di động.

Google RankBrain

Ra mắt năm 2015, Google RankBrain trả kết quả dựa trên trí thông minh nhân tạo và máy học. Vận dụng tốt công nghệ để mang lại kết quả phù hợp cho người dùng.

Google Possum

Ra đời vào năm 2016, với mong muốn trả kết quả phù hợp với người dùng theo vị trí địa lý.

Google Fred

Thuật toán ra đời năm 2017, đánh mạnh vào các trang web kiếm tiền Adsense có nội dung kém chất lượng, sử dụng tools để click ảo, thao túng kế quả tìm kiếm, làm giả traffic người dùng vào website, … nhằm thu lợi bất chính từ quảng cảo.

Google Medic

Ra đời năm 2018, Xử lý nghiêm các trang web có nội dung chất lượng thấp, copy sao chép. Đặc biệt là các trang web ảnh hưởng đến “túi tiền” và “sức khỏe của người dùng”

YMYL (Your money, Your life): là những trang web tài chính, sức khỏe, y tế, … không có các yếu tố E-A-T đều “đăng xuất” khỏi TOP 100 sau khi thuật toán này ra đời.

Google BERT

Ra mắt năm 2019, là thuật toán xử lý ngôn ngữ tự nhiên giúp Google hiểu rõ hơn về hành vi, ý định tìm kiếm của người dùng. Những nội dung kém chất lượng, giá trị thấp trên internet sẽ bị loại bỏ và không lập chỉ mục.

Ngoài các thuật toán trên, Google cũng thường đưa ra các bản cập nhật theo thời gian. Nhằm cung cấp những giá trị tốt hơn, trải nghiệm xuất sắc cho người dùng.

Trên đây là bài viết về thuật toán trong ngành SEO dành cho các bạn mới và những bạn làm SEO muốn nghiên cứu sâu hơn. Bài viết dựa trên sự nghiên cứu, tổng hợp và kinh nghiệm của Hoàng Đông BM.

Xin chào! Tôi là Đông hay còn gọi là Hoàng Đông BM, người điều hành hoangdongbm.com này. Tôi dành toàn thời gian để viết blog, sản xuất video Youtube hướng dẫn mọi người kỹ năng Digital Marketing: SEO website, Quảng cáo Facebook, Google, Tiktok, Cốc Cốc, Viber,…; e-mail marketing; Zalo,… và giúp các doanh nghiệp chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ để tăng năng suất, hiệu quả trong việc marketing & bán hàng.