Thương hiệu cá nhân là gì?
Thương hiệu cá nhân là những gì người khác nói về bạn khi bạn không có ở đó
Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!Jeff Bezos
Unique combination of skills, experience, and personality that you want the world to see you
Influencer Marketing Hub
Thương hiệu Cá nhân là những cảm nhận riêng có của người khác về bạn thông qua Ngoại hình, Giá trị, Tài năng & Tính cách
Theo: Truyền thông Trăng Đen
Tại sao phải xây dựng thương hiệu cá nhân trong thời đại số
Vào năm 2007, Bill Gate từng nói “nếu trong 5-10 năm tới nếu bạn không kinh doanh online thì tốt nhất bạn đừng kinh doanh nữa“.
Câu nói của Bill Gate đã được kiểm chứng qua hơn 2 năm covid vừa rồi: Nếu bạn không kinh doanh online, không đưa doanh nghiệp của bạn lên online thì bạn chắc chắn khỏi cần kinh doanh rồi.
Trong xu hướng chuyển đổi số nếu bạn không xây dựng thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội đồng nghĩa với việc bạn đứng ngoài cuộc chơi, rất có thể bị loại khỏi cuộc chơi (vì không có năng lực “xây dựng thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội”).
Từ khi Tiktok và các nền tảng video ngắn ra đời, kết hợp với dịch bệnh & sự bùng nổ của GenZ đã sản sinh ra rất nhiều KOL, Influencer, KOC qua các content review, talk, … các content của họ đã tác động cực kỳ lớn đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Có một sự thật hiển nhiên, chỉ khoảng 3-5 năm nữa nếu bạn còn dùng những kỹ thuật như SEO, email, quảng cáo, để bán hàng thì có lẽ bạn đã lỗi thời rồi.
Bây giờ và sau này người ta mua hàng theo sự ảnh hưởng, uy tín của thương hiệu, của người giới thiệu.
Xây dựng thương hiệu cá nhân là 1 mắt xích quan trọng trong mô hình SABmarketing do Đông nghiên cứu và công bố.
Lợi ích gì khi có thương hiệu cá nhân?
Theo những nghiên cứu của mình và quá trình quan sát, đúc kết thì:
- Apple, Telsa không có phòng Marketing. Chỉ cần thương hiệu của nhà sáng lập là bán được hàng.
- Có những cuốn sách đột nhiên hết hàng vì có KOL review, gợi ý.
- Địa điểm ăn uống phục vụ không hết khách vì có các video review trên Tiktok, group mạng xã hội.
- Hợp đồng về vì thương hiệu của lãnh đạo.
- Doanh nghiệp tuyển dụng được vì ứng viên muốn làm việc cho lãnh đạo có thương hiệu
- …
QUY TRÌNH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN
Phần 1: Định vị thương hiệu cá nhân
- XÁC ĐỊNH BẠN LÀ AI?
Năng lực của bạn là gì?
Bạn có những Kỹ năng, kiến thức, học vấn, kinh nghiệm, chuyên môn gì? Ví dụ: Marketing, Bán hàng, truyền thông, Tài chính, đầu tư,…
Đam mê của bạn là gì?
Sự đam mê và cá tính là điểm mấu chốt tạo nên thương hiệu. Ví dụ: Đông đam mê nghiên cứu về các giải pháp Local Digital Marketing cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Xác định thế mạnh của bạn
Xác định thế mạnh để tạo sự thành công của bạn. Ví dụ: Bạn được học hành bài bản. Bạn có tài chính, quan hệ. Hoặc bạn có khả năng kỷ luật bản thân, kiên trì, không sợ mất mặt, …
Giá trị cốt lõi
Những giá trị mà bạn theo đuổi. Ví dụ: Bạn tin vào luật nhân quả; Bạn tin con người bản chất là tốt đẹp; Bạn theo đuổi sự chân thành trong các mối quan hệ; Bạn đặt cao tinh thần trung thực trong làm ăn,…
- BẠN TRONG MẮT NGƯỜI KHÁC NHƯ THẾ NÀO?
- Mối quan hệ cá nhân: Bạn bè nói gì về bạn?
- Mối quan hệ về công việc: Đồng nghiệp, khách hàng nói gì về bạn?
- Sự nổi tiếng trên mạng: Bạn có được tìm thấy khi tìm kiếm trên Google không?
Lưu ý: Chất lượng người đánh giá hơn số lượng. Người có chuyên môn, hiểu biết, thành công đánh giá bạn là rất chính xác.
- BẠN MUỐN ĐẠT ĐƯỢC ĐIỀU GÌ?
Bạn muốn bao nhiêu người biết đến bạn? Bạn muốn ảnh hưởng của bạn đến cộng đồng đó là như thế nào? Bạn muốn cộng đồng bạn ảnh hưởng nhận được giá trị gì từ bạn?
Lĩnh vực kinh doanh của bạn
Tạo được sản phẩm hay dịch vụ của riêng bạn
Thị trường của bạn
Chọn chính xác thị trường mục tiêu cho thương hiệu của bạn
Phong cách của bạn
Hoạch định việc truyền thông một cách rõ ràng và nhất quán
- Phẩm chất và đặc trưng phong cách riêng nào bạn muốn khách hàng nhớ tới bạn?
- Bạn sẽ xuất hiện trước truyền thông với diện mạo và ngôn từ ra sao để nghĩ tới bạn là người ta đã muốn trở thành khách hàng của bạn?
Phần 2: Thực thi – Luyện tài
- KIẾN TẠO THƯƠNG HIỆU
Đặt tên và sáng tạo slogan thể hiện chính xác về bạn cũng như đảm bảo yếu tố đơn giản và dễ nhớ.
Chọn màu sắc, thiết kế logo, phong cách ăn mặc, tóc tai (ngoại hình) và nhận diện thương hiệu thể hiện được chính con người bạn.
Tạo ra câu chuyện thương hiệu của chính bạn.
(Nhất quán = Nói phải đi đôi với làm)
- TẠO DỰNG “HỆ SINH THÁI” CỦA BẠN
“Căn nhà” của bạn
Tạo website để làm nơi trung tâm cho mọi sự kết nối truyền thông trên mạng
“Công viên” của bạn
Hãy sử dụng các mạng xã hội để chia sẻ và kết nối
“Nhà hát và câu lạc bộ”
Sử dụng kênh truyền thông xã hội để chia sẻ các nội dung hay của bạn
- TẠO QUAN HỆ
- Người ảnh hưởng: Hãy đi theo các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực của bạn để học hỏi và tạo mối quan hệ.
- Cộng đồng: Chủ động tham gia vào các hiệp hội hay cộng đồng trong lĩnh vực của bạn.
- Offline: Tham gia các sự kiện offline (workshop, seminar,…) trong lĩnh vực của bạn.
- CONTENT XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN
- Website: Đăng các bài viết có giá trị với tệp “khách hàng tiềm năng” và cập nhật thường xuyên.
- Kênh truyền thông xã hội: Tạo và chia sẻ các nội dung số để tạo hiệu ứng lan truyền trên mạng.
- Mạng xã hội: Thay đổi cách viết của bạn tùy theo đặc thù của các mạng xã hội khác nhau.
Phần 3: Truyền thông – Lan tỏa thương hiệu cá nhân đến nhiều người
- TẠO NỐI KẾT VÀ CHIA SẺ
- Đối thoại: Tham gia các cuộc đối thoại của các thành viên trên mạng xã hội.
- Bình luận: Đưa ra các lời bình luận có giá trị trong các website của chuyên ngành.
- Chia sẻ: Chia sẻ các nội dung có giá trị trên website hay kênh của người khác.
- LẮNG NGHE VÀ THEO DÕI
- Tin tức: Lưu giữ các bài viết về bạn trên mạng.
- Sự phê bình: Lắng nghe và ứng xử với các phê bình một cách chuyên nghiệp.
- Chia sẻ: Theo dõi và nghi nhận lại các hoạt động về tạo dự thương hiệu của bạn.