90% SMEs sẽ thất bại trên Google nếu không sửa ngay những lỗi này

Trong quá trình chia sẻ Digital Marketing và khi tư vấn cho hàng trăm khách hàng Hoàng Đông BM – Digital Marketing Agency nhận ra những lỗi khá phổ biến ở các cá nhân, doanh nghiệp nhỏ khi làm marketing trên Google.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Bài viết này, Đông chia sẻ các lỗi phổ biến và cách khắc phục. Để bạn sẽ không mắc phải những sai lầm này nữa.

Không Có Doanh Nghiệp Google Business Profile

Google Business Profile là một sản phẩm của Google, trước đây có tên là Google My Business (vừa mới đổi tên năm 2021) cho phép người dùng tạo trang doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh trên Google Maps.

Với Google Business Profile bạn có thể kiếm được khách hàng tiềm năng từ tính năng: tin nhắn, gọi điện, ghé thăm website hoặc chỉ đường đến địa điểm kinh doanh.

Kênh này hoàn toàn miễn phí nhưng ít doanh nghiệp nhỏ, cá nhân chú ý đến. Dẫn đến mất đi cơ hội rất lớn khi cạnh tranh trên internet. Nhất là khi làm Local Marketing!

Giải pháp: Bạn cần cho doanh nghiệp của bạn lên Google Business Profile và địa điểm kinh doanh của bạn xuất hiện trên Google Maps. Nếu chưa biết cách làm hãy đọc bài hướng dẫn Xây dựng trang doanh nghiệp với Google Business Profile nhé

Không Có Website

Một lỗi khá phổ biến của các doanh nghiệp nhỏ là không có website. Thường chỉ có Fanpage, hoặc bán hàng trên nick cá nhân.

Việc sử dụng các nền tảng miễn phí như vậy là bạn đang chơi trên sân nhà người khác và chơi theo luật của người khác. Một khi các nền tảng này thay đổi luật chơi hoặc không thích bạn, khóa trang là bạn mất đi kênh kiếm cơm.

Để không phụ thuộc vào sân chơi, luật chơi của người khác. Bạn cần phải có một kênh thuộc sở hữu của mình và mình có thể điều khiển luật chơi.

Có thể đăng bài quảng bá, video, hình ảnh, … theo mục đích của mình mà không phụ thuộc vào quy định của Facebook, Google, Tiktok, Youtube, …

Tất nhiên là, khi bạn đã có website bạn vẫn cần phải sử dụng các nền tảng phổ biến hiện nay như Facebook, Google, Youtube, Zalo, Tiktok, … vì nó là những kênh bổ trợ.

Giải pháp: Hãy sở hữu một website riêng và có toàn quyền quyết định trên website đó.

Không Chăm Sóc Các Kênh Thường Xuyên

Tình trạng phổ biến: Thuê một đơn vị thiết kế website xong để đó; Lập Fanpage xong để đó, không có nhân sự chuyên trách là yếu tố gây lãng phí lớn nhất khi doanh nghiệp nhỏ bỏ tiền xây dựng các kênh Digital Marketing.

Giải pháp: Bạn cần có một nhân sự chuyên trách chăm sóc các kênh Digital Marketing thường xuyên hoặc bạn có thể thuê ngoài. Người dùng, nền tảng cần nội dung “Fresh” mỗi ngày.

Không Nhất Quán NAP Ở Các Kênh Digital Marketing

NAP là gì?

  • Name = Tên thương hiệu, cửa hàng, …
  • Address = Địa chỉ kinh doanh của bạn
  • Phone = Số điện thoại

Khách hàng thật khó để nhận ra bạn trên internet vì mỗi kênh bạn để một kiểu: tên, thương hiệu, số điện thoại,… không nhất quán NAP.

Điều này cũng không có lợi khi Google đánh giá thực thể (Entity) doanh nghiệp của bạn trên internet.

Giải pháp: Hãy sử dụng 1 bộ NAP, thông điệp, màu sắc thương hiệu nhất quán.

Không Xây Dựng Backlink

Backlink là một yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng của Google.

Xây dựng backlink ít tiền cho website

Những doanh nghiệp nhỏ chỉ chú ý đến việc đăng content lên website mà không để ý đến việc xây dựng link, entity, … sẽ là thiếu sót khá lớn. Giống như bạn có 2 chân nhưng khi tham gia giải chạy bạn chỉ chạy bằng một chân vậy.

Giải pháp: Bạn hãy tìm hiểu việc xây dựng liên kết, Entity và ứng dụng nó nha.

Đọc ngay bài viết Quy Trình Seo Tổng Thể Website – đã SEO là lên TOP để biết cách làm SEO nha.

Không Có Đủ Content Trên Webiste

Có thể vì thiếu người làm hoặc ngân sách hạn chế nên khi bạn lập website xong thì chỉ đăng vài nội dung nên cho có. Điều này thực sự tồi tệ trong mắt người dùng, Google.

Họ đánh giá website bạn thiếu chuyên nghiệp, không đủ uy tín, không có giá trị và bạn không thể có thứ hạng tốt trên Google được.

Giải pháp: Hãy trang bị đủ những content nền tảng và thường xuyên update content mới, giá trị với người dùng nha.

Nếu bí ý tưởng viết content hay đọc ngay 9 ý tưởng sản xuất content để không bao giờ cạn ý tưởng – Đơn giản, dễ áp dụng

Quá Ít Đánh Giá Trên Google

Theo một nghiên cứu của Bright Loccal:

  • 93% người tiêu dùng đã sử dụng Internet để tìm doanh nghiệp địa phương trong năm ngoái, với 34% tìm kiếm mỗi ngày
  • 87% người tiêu dùng đọc các bài đánh giá trực tuyến về các doanh nghiệp địa phương vào năm 2020 – tăng từ 81% vào năm 2019
  • 31% người tiêu dùng nói rằng họ đọc nhiều bài đánh giá hơn vào năm 2020 vì Covid-19, trong khi 34% đọc ít hơn
  • 67% người tiêu dùng nói rằng họ sẽ không sử dụng một doanh nghiệp nếu các bài đánh giá cho biết nó không có các biện pháp an toàn và sức khỏe Covid-19
  • Các ngành mà người tiêu dùng có nhiều khả năng đã đọc các bài đánh giá: 1) Nhà hàng, 2) Khách sạn, 3) Y tế, 4) Ô tô, 5) Cửa hàng quần áo
  • Các yếu tố đánh giá quan trọng nhất: 1) Xếp hạng theo sao, 2) Tính hợp pháp, 3) Lần truy cập gần đây, 4) Tình cảm, 5) Số lượng
  • Chỉ 48% người tiêu dùng sẽ cân nhắc sử dụng doanh nghiệp có ít hơn 4 sao
  • 73% người tiêu dùng chỉ chú ý đến các bài đánh giá được viết trong tháng trước
  • 72% người tiêu dùng Hoa Kỳ đã viết đánh giá cho một doanh nghiệp địa phương – một bước nhảy vọt so với 66% vào năm 2019
  • Khi viết đánh giá, 20% người tiêu dùng mong đợi nhận được phản hồi trong vòng một ngày
  • Người tiêu dùng có nhiều khả năng xem Google Doanh nghiệp của tôi để biết các đánh giá về doanh nghiệp địa phương, nhưng tin tưởng nhất là Better Business Bureau

Nguồn: https://www.brightlocal.com/research/local-consumer-review-survey/

Giải pháp: Làm cách nào đó để có thật nhiều lượt đánh giá trên Google, Facebook nha.

Nếu chưa biết cách làm hãy xem những gợi ý của Đông trong việc tăng đánh giá Google Maps tại đây luôn nhé.

Chọn Danh Mục Sai Trên Google Business Profile

Việc lựa chọn đúng danh mục kinh doanh của doanh nghiệp trên Google Business Profile sẽ giúp Google đề xuất đúng hơn với khách hàng tiềm năng.

Bạn không thể nào kinh doanh bất động sản nhưng lại lựa chọn danh mục là may mặc được.

Giải pháp: Hãy chọn đúng danh mục kinh doanh của bạn nhé

Thiếu Từ Khóa Địa Điểm Trên Content Website

Trong chiến lược Marketing Địa Điểm (Local Marketing) để tiếp cận những khách hàng trong khu vực bạn kinh doanh bạn cần chú ý thêm những từ khóa địa điểm kinh doanh của bạn giải đều trên Website.

Cách làm này sẽ giúp Google nhận diện và xếp hạng thứ hạng tốt hơn cho những từ khóa gắn với địa điểm – nơi bạn cung cấp sản phẩm/dịch vụ.

Website Chưa Được Tối Ưu Kỹ Thuật

Lỗi này nhiều người mắc phải này, vì ngân sách cho Marketing thấp, không có nhân sự am hiểu chuyên môn.

Cách tối ưu kỹ thuật website để SEO lên top

Web chậm

Gần đây, Google đưa thêm yếu tố tốc độ tải trang là một tín hiệu xếp hạng.

Bạn có thể kiểm tra trên trang web chuyên dụng của Google nhé. Từ khóa là Google Page Speed Insight hoặc truy cập ngay ở đường link https://pagespeed.web.dev/

Không thân thiện với di động

Website của bạn không được tối ưu cho di động, trong khi hành vi tìm kiếm thông tin trên di động ngày càng nhiều.

Hãy cải thiện yếu tố này sớm nhất nếu không muốn mất điểm trước người dùng và Google.

Bảo mật kém

Một website bảo mật kém sẽ là đối tượng cho hacker, virus tấn công. Và mọi công sức của bạn sẽ bị bỏ xuống sông, xuống biến và có thể bạn sẽ phải làm lại từ đầu.

Hãy học cách bảo mật website, dùng theme sạch, thận trọng khi cài bất cứ thứ gì vào website.

Không có site map

Việc không tạo site map trên website khiến cho Google khó nhận biết “đường đi, lối lại” trên website bạn. Từ đó dẫn đến kết quả xếp hạng website của bạn trên Google khó mà tốt được.

Lỗi Index

Nếu không có index trên Google, công cuộc làm SEO của bạn gần như chẳng có tác dụng gì. Vì trang web của bạn sẽ không bao giờ xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của Google nếu không được index.

Bạn có thể kiểm tra lại file index, .htaccess xem có chặn index của Google không? Tiếp nữa, hãy tạo site maps, lập chỉ mục trên Google Search Console, Entity, chia sẻ bài viết lên mạng xã hội, đổ traffic từ ads, … là những cách mà Đông đã làm để Google Index nhanh và thường xuyên hơn.

Không khai báo cấu trúc dự liệu website

Việc khai báo cấu trúc dữ liệu website giúp Google hiểu hơn về website của bạn. Từ đó, đề xuất kết quả tìm kiếm chính xác hơn cho người dùng.

Hãy tìm kiếm từ khóa schema markup và tạo cấu trúc dữ liệu cho website của bạn nhé.

Đó, trên đây là 10 lỗi phổ biến nhất mà các cá nhân hay doanh nghiệp nhỏ thường xuyên mắc phải. Dẫn đến quá trình làm marketing của họ trên Google đến 90% thất bại, 10% còn lại chưa được tối ưu hết được hiệu quả.

Bạn hãy soi xét kỹ 10 lỗi đó, nếu gặp phải lỗi nào thì sửa luôn lỗi đó hoặc nếu bạn đã làm đầy đủ thì hãy tối ưu từng yếu tố tốt hơn nhé.

Nếu thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ nó, nếu giúp bạn tiết kiệm được tiền hãy mời Đông 1 cốc café nhé.

Xin chào! Tôi là Đông hay còn gọi là Hoàng Đông BM, người điều hành hoangdongbm.com này. Tôi dành toàn thời gian để viết blog, sản xuất video Youtube hướng dẫn mọi người kỹ năng Digital Marketing: SEO website, Quảng cáo Facebook, Google, Tiktok, Cốc Cốc, Viber,…; e-mail marketing; Zalo,… và giúp các doanh nghiệp chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ để tăng năng suất, hiệu quả trong việc marketing & bán hàng.